Các hư hỏng thường gặp kính ô tô và cách khắc phục

Kính ô tô là một trong những phụ tùng có vai trò hoàn thiện cấu trúc phương tiện và bảo vệ người lái khỏi các tác động bên ngoài như vật thể lạ, va đập mạnh, mưa gió, bụi bẩn, tia UV,...

Do đó, người dùng nên thường xuyên vệ sinh và kiểm tra để kịp thời sửa chữa những hư hỏng, tránh tình trạng tầm nhìn bị cản trở gây mất an toàn khi lưu thông.

Mặc dù có cấu tạo đơn giản nhưng kính xe hơi lại giữ nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an toàn cho người lái khỏi các tác nhân từ bên ngoài trong quá trình di chuyển. 

1. Các loại kính ô tô cơ bản được trang bị trên xe  

Kính ô tô có nhiều loại khác nhau, thực hiện những chức năng riêng biệt ở mỗi vị trí cụ thể. Hiện nay, công nghệ sản xuất kính xe hơi ngày càng được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ chất lượng đến yếu tố thẩm mỹ.

1.1. Kính chắn gió ô tô (kính lái)

Kính chắn gió ô tô là lớp kính trong suốt được ốp phía trước xe (ngay trước mặt người lái). Vì là kính trong suốt nên lái xe vẫn có thể quan sát được toàn bộ tầm nhìn phía trước.

Những tấm kính chắn gió có cấu tạo hơn một lớp đã xuất hiện trong ngành sản xuất ô tô từ năm 1920. Tuy nhiên vào thời điểm này, sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế về mặt tính năng như: chịu lực kém và rất dễ thủng khi va đập. Đến nay, khi công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, những tấm kính trước ô tô đã được cải tiến cả về cả mặt chất lượng và tính thẩm mỹ. 

Cụ thể, ngoài hai lớp kính cường lực, kính chắn gió xe hơi hiện nay còn có một lớp nhựa PVB (Polyvinyl Butyral) chất lượng cao ở giữa có khả năng hấp thụ lực trước những va chạm mạnh. Ba lớp được ép chặt vào nhau dưới áp suất và nhiệt độ cao. Sau quá trình nung nóng sẽ tạo ra liên kết bền vững giữa nhựa PVB, kính và hydro.   

Nhiều loại kính chắn gió ô tô hiện nay thậm chí còn được cải tiến nhiều lớp có khả năng chống lại đạn bắn. Ngoài ra, sức chịu đựng và sự liên kết chắc chắn của loại phụ tùng này còn có chức năng giúp cố định túi khí khi có va chạm xảy ra. Thông thường, kính chắn gió ô tô có thể chịu một lực mạnh tương đương 907kg với vận tốc 1/30 giây khi túi khí bung ra từ vô lăng.

Bên cạnh đó, loại kính ô tô này còn giữ vai trò chống đỡ và bảo vệ vòm mái ô tô, hạn chế tình trạng khung xe bị biến dạng trước những tác động mạnh. Đặc biệt là trong các trường hợp va chạm nặng, người ngồi trong xe vẫn có thể được an toàn. 

1.2. Kính cửa xe ô tô

Khác với kính chắn gió, các kính cửa xe và kính sau xe được sản xuất với mức độ chịu lực cao. Chúng được tạo ra bằng cách ngâm trong bể chứa muối với nhiệt độ 400 độ C và làm nguội nhanh. Quá trình này giúp cho kính cường lực có độ bền và mức chịu lực gấp 5 - 10 lần so với kính thông thường. 

Ưu điểm của loại kính ô tô này là khả năng chịu lực rất tốt, đảm bảo an toàn ngay cả khi di chuyển trong khu vực có địa hình phức tạp. Ngoài ra, kính cửa xe cũng có vai trò là trụ nâng đỡ phần khung xe ô tô, giúp hạn chế thiệt hại về người khi xảy ra tai nạn giao thông.

1.3. Kính giảm tốc ô tô

Kính giảm tốc ô tô là phụ kiện giúp người lái có cảm giác đang di chuyển chậm hơn so với tốc độ thực tế. Việc trang bị phụ kiện này đem đến nhiều công dụng. Cụ thể, kính giảm tốc giúp người điều khiển quan sát được vật cản trên đường một cách rõ ràng hơn. Đồng thời, đem lại cảm giác êm ái, hạn chế bị rung, lắc khi xe đang vận hành.

Tuy nhiên, với những tay lái chưa có nhiều kinh nghiệm, kính giảm tốc có thể gây nguy hiểm bởi không làm chủ được tốc độ do cảm nhận di chuyển chỉ bằng một nửa so với thực tế. Ngoài ra, loại phụ kiện này còn có khả năng cách âm tốt nên sẽ hạn chế khả năng nhận biết môi trường bên ngoài thông qua các giác quan. Trong một vài trường hợp, điều này cũng dễ gây nên các va chạm không mong muốn khi lưu thông trên đường.

2. Cách đọc ký hiệu trên kính xe ô tô

Hiện nay, trên hầu hết bề mặt kính ô tô chính hãng đều có các ký hiệu đặc biệt nhằm cung cấp cho người dùng các thông tin liên quan đến loại kính chắn gió xe ô tô mà mình đang sử dụng. Ý nghĩa của các ký hiệu như sau:

- Tên của hãng xe: Thông tin này thường xuất hiện ở dòng trên cùng của cụm ký hiệu, có thể biểu thị dưới dạng tên đầy đủ bằng chữ hoặc là logo. 

- Tên hoặc logo của thương hiệu sản xuất kính: Trong nhiều trường hợp, đơn vị sản xuất có thể in cả hai thông tin này. 

- Loại kính: Ký hiệu Laminated đối với kính nhiều lớp hoặc Tempered đối với kính cường lực.

- Chỉ số DOT Code: Ký hiệu DOT và ba chữ số đi kèm đại diện cho mã sản phẩm. 

- Chỉ số AS: AS là từ viết tắt của American Standard, dựa theo chất lượng quang học. Thông thường kính ô tô có các chỉ số gồm AS1, AS2, AS3 tương ứng với độ xuyên thấu và vị trí lắp đặt khác nhau.

- Chỉ số M: Thông tin này liên quan đến kỹ thuật sản xuất. Các con số đi kèm phía sau mang tính chất chuyên ngành, có ý nghĩa trực tiếp đến nhà sản xuất.

- Mã E: Ký hiệu trên kính xe ô tô có chữ E đặt trong vòng tròn dùng để chỉ các loại xe ở châu Âu.

- Mã C: Mã này cho thấy sản phẩm theo tiêu chuẩn Trung Quốc.

- Số La mã: Mỗi số tương ứng với từng tính chất của kính ô tô như: I là ký hiệu của kính chắn gió siêu bền, II kính chắn gió nhiều lớp thông dụng, III kính chắn gió nhiều lớp đặc biệt, IV kính nhựa,...  

3. Các hư hỏng thường gặp trên kính xe ô tô và cách khắc phục

Hầu hết kính trang bị cho ô tô đều được chú trọng về chất lượng và độ bền nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng phương tiện. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nếu không được vệ sinh hay kiểm tra thường xuyên, một số hư hỏng xảy ra với kính xe là điều khó tránh khỏi. 

3.1. Kính lái ô tô bị mờ bên ngoài và cách khắc phục

Kính ô tô bị mờ bên ngoài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

- Hơi nước đọng lại do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài ô tô.

- Bụi bẩn, dầu mỡ, nhựa cây hoặc các tạp chất khác dính vào trong quá trình sử dụng.

- Nước mưa đọng lại trên kính.

Tình trạng kính lái bị mờ sẽ khiến tầm nhìn bị hạn chế, người điều khiển ô tô khó quan sát xung quanh dẫn đến dễ gây tai nạn. Trong trường hợp này, người sử dụng xe có thể dùng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh và lau lại bằng khăn mềm. Ngoài ra, nếu kính ô tô mờ do hơi nước đọng, người dùng có thể bật tính năng sấy được trang bị sẵn trên xe hơi. 

3.2. Kính ô tô bị ố, mốc lâu ngày và cách xử lý

Kính ô tô bị mốc, ố lâu ngày chủ yếu là do xe thường xuyên để ngoài trời và chịu ảnh hưởng môi trường có độ ẩm cao. Điều này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện. 

Đối với các vết mốc không quá nghiêm trọng, người dùng có thể sử dụng các hóa chất chuyên dụng để làm sạch, sau đó rửa lại với nước và lau khô bằng khăn mềm. Tuy nhiên trong trường hợp tình trạng bị ố nặng, người sử dụng phương tiện nên đem đến các trung tâm bảo dưỡng để được chăm sóc.

3.3. Cách hàn kính ô tô và hướng xử lý kính ô tô bị nứt

Không ít người dùng phân vân nên thay mới hay sửa chữa kính ô tô bị nứt. Trường hợp này chủ yếu là do các va chạm xảy ra trong quá trình sử dụng. Kính bị nứt không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây nguy hiểm cho người lái khi có ánh sáng phản chiếu vào. Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu kính ô tô bị nứt, chủ xe nên có giải pháp xử lý sớm.

Nếu kích thước vết nứt nhỏ dưới 15cm, khách hàng có thể lau sạch và kết dính lại bằng keo chuyên dụng, đây là cách hàn kính xe thông dụng. Tuy nhiên quá trình thực hiện đòi hỏi người sửa chữa phải có kiến thức và tay nghề nhất định. Người sử dụng xe nên thực hiện hàn kính ô tô sớm để tránh lan rộng ra xung quanh. Trong trường hợp vết nứt lớn, cách xử lý là thay mới để đảm bảo an toàn. Khách hàng có thể mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 

3.4. Kính chắn gió ô tô bị hấp hơi và cách xử lý

Tình trạng này thường xảy ra vào những ngày mưa lớn, có độ ẩm cao hoặc vào mùa đông. Cách khắc phục kính bị hấp hơi khá đơn giản:

- Chủ xe nên tránh đặt các đồ vật ẩm ướt trong khoang xe.

- Tạo sự cân bằng nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài bằng cách sử dụng chế độ lấy gió ngoài.  

- Ô tô nên được hút ẩm thường xuyên để tránh bị đọng hơi nước.

- Sử dụng máy sưởi vào mùa đông để làm khô kính.

- Sử dụng các chất phụ gia chống hấp hơi chuyên dụng.

4. Hướng dẫn vệ sinh kính ô tô 

Vệ sinh kính ô tô là việc làm cần thiết giúp bề mặt kính luôn sáng bóng, đảm bảo tầm quan sát cho người điều khiển khi tham gia giao thông. Về cách vệ sinh kính ô tô, chủ xe có thể tham khảo các bước hướng dẫn cụ thể dưới đây để tự thực hiện tại nhà:

- Bước 1: Sử dụng vải mềm chuyên dụng để lau toàn bộ bề mặt kính ô tô.

- Bước 2: Xịt dung dịch vệ sinh chuyên dụng lên kính ô tô.

- Bước 3: Lau kính bằng khăn mềm, lưu ý cả phần gờ kính chắn gió để loại bỏ bụi ở phần này tránh trường hợp kính bẩn lại sau khi lau chùi.

- Bước 4: Xịt dung dịch vào bên trong gờ và lau sạch lại bằng khăn khô.

- Bước 5: Loại bỏ vết bẩn mặt ngoài của kính ô tô bằng dung dịch chuyên dụng và rửa lại bằng nước sạch, sau đó lau khô.

- Bước 6: Lau lại toàn bộ kính bằng giấm trắng hoặc nước cốt chanh để có bề mặt sáng bóng, không vết ố.

Kính ô tô là phụ kiện quan trọng giúp điều khiển phương tiện an toàn. Vì vậy, khách hàng nên lưu ý lựa chọn các dòng sản phẩm chất lượng và thường xuyên vệ sinh để đảm bảo độ bền theo thời gian. Tuy nhiên, với những hư hỏng hay vết bẩn khó xử lý, người dùng nên mang xe tới các trung tâm chăm sóc, bảo dưỡng chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Nếu kính ô tô nhà bạn bị xước, Hãy liên hệ với chúng tôi để sử dụng dịch vụ đánh bóng kính ô tô bị xước với chi phí thấp mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho kính ngay tức thời.

HOTLINE: 0962 881 788 - 0908 334 818

Bài viết liên quan